Free Sitemap Generator

Những điều cần lưu ý khi đi tắm biểnCách tắm biển an toàn

Biển luôn là điểm đến hàng đầu trong mùa hè oi ả để giải tỏa cái nóng bức khó chịu. Tuy vậy nơi biển nước mênh mông đây cũng là nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khó lường nếu sơ xảy có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Để có một mùa hè vui vẻ và an toàn thì bạn đọc đừng bỏ qua những điều cần lưu ý khi đi tắm biển từ tapchinhabep.net sau đây. 

be-tam-bien-mua-he

9 điều cần lưu ý khi đi tắm biểnCách để tắm biển an toàn

1. Đề phòng dòng chảy xa bờ

Các bãi biển Việt Nam nhìn chung sóng không quá to, cát mịn, có phần thoai thoải. Trước khi xuống nước, bạn nên hỏi người dân địa phương bãi tắm nào an toàn để tránh nguy cơ bị sụt cát, sứa, đá nhọn… Điều đầu tiên cần ghi nhớ là dành khoảng 5-10 phút để quan sát biển báo nguy hiểm và nhận dạng dòng chảy xa bờ.

Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ, nó được hình thành khi nước biển được đưa liên tục vào bờ và tập hợp lại thành một dòng chảy đi thẳng ra biển. 

Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan, thế nên, những ngày sóng không to, các trường hợp chết đuối nhiều hơn. Có thể nhận biết dòng chảy này nhờ những đặc điểm sau

  • Có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.
  • Có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn.
  • Đôi khi có thể thấy các mảnh vỡ/bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.

Khi tắm biển, trong mọi trường hợp, không nên quay lưng ra phía đại dương vì khi ấy không thể nào quan sát, kiểm soát được những nguy hiểm sẽ xảy ra, một con sóng lớn đang tới chẳng hạn. Đối với trẻ có biết bơi cũng cần phải cẩn thận.

Điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần biết giới hạn và khả năng bơi của mình để có thể bảo vệ cho chính mình và con của mình. Luôn để ý đến trẻ bất cứ lúc nào bởi luôn xuất hiện những sự cố bất ngờ như chuột rút, đuối nước.

Ngoài ra, tắm biển gần bờ chưa hẳn đã an toàn. Bởi khi nghịch ở vùng nước nông, dù cho trẻ mặc phao nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện cơn sóng mạnh khiến trẻ bị cuốn ra xa và bị sóng biển đánh úp.

XEM THÊM:  3 cách làm trà sữa dâu thơm ngon hấp dẫn cực kỳ dễ làm

2. Khởi động trước khi xuống biển

Trước khi xuống nước nên khởi động làm nóng cơ thể bằng các động tác thể dục toàn thân trong vòng 5-10 phút. Nhiều người chủ quan hoặc các trẻ do ham vui mà thường bỏ qua bước khởi động khi xuống biển. Điều này hết sức sai lầm và có thể sẽ mang lại nguy hiểm cho bạn.

Khi bơi lội, các cơ hoạt động với cường độ mạnh, cộng thêm nước biển lạnh sẽ làm cho các cơ bắp bị co thắt gây nên hiện tượng chuột rút. Nếu bị chuột rút, bạn nên bình tĩnh kéo ngược hướng nhóm cơ đang bị rút, làm cơ giãn ra để giảm đau, rồi tìm cách gọi mọi người giúp để đưa bạn vào bờ. Cần nghỉ ngơi ít nhất một giờ mới xuống nước lại.

3. Không nên tắm biển một mình

Để đảm bảo an toàn, nên đi bơi cùng ít nhất 1-2 người khác để có thể hỗ trợ nhau khi có sự cố. Nếu không may gặp phải dòng chảy xa bờ thì không nên cố bơi ngược trở lại mà tiếp tục bơi song song với bờ biển cho đến khi gặp con sóng từ ngoài đánh vào và đưa lại gần bờ.

Đối với những người không biết bơi, hoặc đã đuối sức, không đủ thể lực để thoát khỏi dòng ngược, hãy cố gắng bơi song song với bờ biển, hoặc ra hiệu cho cứu hộ hoặc người dân gần đó ứng cứu.

4. Chú ý lên bờ ngay khi thấy các triệu chứng sau

Người đi tắm biến đặc biệt chú ý nhanh chóng lên bờ nếu có các dấu hiệu sau trên cơ thể: Cơ thể ngứa ngáy, cảm thấy lạnh Thấy mệt mỏi khác thường, nhức trán hoặc sau gáy Bị chuột rút, rối loạn thị giác Có dấu hiệu bị chướng bụng, đau khuỷu tay và đầu gối.

Bên cạnh đó nếu đột nhiên có cảm giác rát bỏng, có khả năng bị sứa cắn. Hãy lập tức lên bờ, dùng chanh hoặc giấm xoa lên chỗ bị đau, sau đó nên tắm lại bằng nước ngọt. Nếu không có giấm, du khách hãy rửa vết sứa chích bằng nước biển rồi lấy cát đắp lên. Như vậy nọc độc của sứa sẽ được hạn chế bớt.

5. Không tắm nắng lâu trước khi xuống nước

Việc phơi mình trong nắng quá lâu trước khi xuống nước có thể sẽ khiến bạn bị say nắng đột ngột, bởi vậy nếu sau đó mới xuống tắm biển, tiếp xúc với nước lạnh thì rất dễ bị cảm lạnh đột ngột.

XEM THÊM:  Cách làm thịt ba chỉ kho dưa chua đậm đà mềm ngon hấp dẫn đơn giản tại nhà

Lưu ý quan trọng khi tắm biển là đề phòng bị say nắng hoặc cảm lạnh. Ánh sáng mặt trời chỉ tốt cho cơ thể vào lúc trước 9h hoặc sau 15h, ngoài những giờ đó, ánh nắng rất gay gắt, gây tổn hại nhiều cho da và mắt.

Vì thế, hãy bảo vệ da bằng kem chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành khi tắm biển và cả khi ngồi trên bờ. Đặc biệt nếu có trẻ nhỏ đi cùng phải đặc biệt lưu ý những kỹ năng an toàn.

6. Những đối tượng không nên xuống tắm biển

Những người đang mắc các bênh như viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh tim mạch, viêm thận, viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ, hay người thần kinh dễ bị kích thích, người thường xuyên sợ lạnh… nên hạn chế xuống tắm biển vì sẽ không tốt cho sức khỏe.

7. Không bơi gần cầu cảng, trụ cột

Ở các khu du lịch biển thường có các cầu cảng hay trụ neo nằm rải rác và tốt nhất bạn không nên bơi lại gần những chướng ngại vật này vì ở đó có rất nhiều động vật thân mềm ẩn trú như sứa tấn công. Nếu không may bị sứa cắn, bạn phải nhanh chóng lên bờ sát chanh sau đó tắm lại bằng nước ngọt.

8. Không tắm biển khi dông bão

Tắm biển khi trời sắp hoặc đang nổi dông bão rất nguy hiểm. Bởi vậy bạn cần theo dói sát sao dự báo thời tiết trước khi đi tắm. Trong khi đang tắm biển, nếu bạn nhìn thấy bờ biển yên lặng bất tường, nước rút ra xa và xuất hiện nhiều đàn chim bay dáo dác, bạn hãy ngay lập tức lên bờ, tìm chỗ cao hay đồi núi để tránh dông bão.

9. Không nhịn đói hay ăn quá no trước khi tắm biển

Trước khi tắm biển, tốt nhất bạn chỉ nên ăn lót dạ chứ không nên để bụng quá đói hoặc quá no. Sau khi tắm biển xong, có thể thấy lại sức bằng cách ăn bánh ngọt, trái cây và đồ hộp. 

Cùng với đó cần uống nước thường xuyên để tránh bị say nắng. Khi gặp những triệu chứng như da khô nóng, mất ý thức, buồn nôn, khó thở… thì cần đưa vào chỗ râm, làm mát bằng cách chườm vải hoặc khăn thấm nước rồi liên hệ với nhân viên cứu hộ để được hỗ trợ.

XEM THÊM:  Cách luộc dạ sách siêu ngon nhậu ngày cuối tuần

Một số lưu ý sau khi lên bờ 

Du khách thường có thói quen sau khi tắm biển thì phải ăn hải sản ngay, thế nhưng, nếu người có cơ địa dị ứng thì phải cẩn trọng. Mặt khác, bạn cũng nên mang theo thuốc chống dị ứng để phòng ngừa.

Nhà có trẻ nhỏ cần lưu ý thêm, khăn và ô luôn là những đồ dùng cần thiết để mang theo khi ra biển. Không nên để trẻ phơi nắng quá lâu và tắm liền 2 tiếng trên biển. Khi tắm xong lên bờ thì cần phải lau người, thay đồ khô luôn cho trẻ, tránh để trẻ mặc đồ ướt chạy chơi trên cát bởi ở biển gió to nên rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.

Từ những chia sẻ trên chúc bạn đọc có được những kinh nghiệm khi đi tắm biển để bảo vệ an toàn cho cả gia đình trong mùa hè này nhé!

_Lạ_

Thông tin thêm về Nhà bếp SCO

BẾP SCO cung cấp nhiều thông tin hữu ích về cẩm nang sử dụng nhà bếp, hướng dẫn sử dụng nhà bếp, kinh nghiệm chọn sản phẩm nhà bếp, đánh giá sản phẩm nhà bếp…Bạn có thể tham khảo các bài viết từ Nhà bếp SCO cho các chuyên mục:

Cẩm nang nhà bếp | Cẩm nang nấu ăn | Cẩm nang thiết kế nhà bếp | Tin tức nhà bếp | Cẩm nang mua sắm | Cẩm nang làm đẹp

BẾP SCO là Tổng kho gia dụng – Tổng kho nhà bếp – Nhà phân phối nhiều thiết bị nhà bếp tốt, thiết bị nhà bếp giá rẻ như bếp điện từ cao cấp, máy máy hút mùi cao cấp, chậu rửa bát cao cấp, vòi rửa bát cao cấp lò vi sóng giá rẻ, lò nướng giá rẻ, tủ lạnh giá rẻ, máy giặt giá rẻ, điều hòa giá rẻ, tủ rượu giá rẻ, đồ gia dụng giá rẻ khác…

Nhà bếp SCOtổng đại lý chính hãng phân phối lớn tại Việt Nam các sản phẩm của Bauer, Bosch, Teka, Canzy, Chefs, Eurosun, Faster, Hafele… (Đại lý bếp Bauer Đại lý bếp Bosch, Đại lý bếp Teka, Đại lý bếp Canzy, Đại lý bếp Eurosun…).

Để chọn được sản phẩm/ nội dung mong muốn, Quý khách vui lòng sử dụng nút tìm kiếm/ menu/ thẻ ở cuối bài viết để truy cập vào các bài viết cùng danh mục mong muốn tìm hiểu.

Bài viết Những điều cần lưu ý khi đi tắm biểnCách tắm biển an toàn được BẾP SCO tổng hợp

Nguồn: Tạp chí nhà bếp