Free Sitemap Generator

Phong cách Đông Dương (Indochine Style) – sự hòa quyện văn hóa Đông Tây

Bạn yêu thích vẻ đẹp của sự truyền thống và muốn tìm một phong cách thiết kế nội thất gần gũi mang đậm bản sắc của người Việt thì phong cách Đông Dương là một trong những lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Phong cách Đông Dương sẽ mang đến cho bạn những nét hoài cổ trong từng chi tiết thiết kế nhưng cùng với đó còn xen lẫn sự lãng mạn, hiện đại của phong cách kiến trúc Pháp.

1. Phong cách Đông Dương ?

phong-cach-dong-duong

Phong cách Đông Dương (Indochine Style) là phong cách thiết kế hòa quyện giữa 2 nền văn hóa phương Đông – đậm chất bản sắc dân tộc Việt Nam và phương Tây – phong cách kiến trúc Tân cổ điển của Pháp. Phong cách là sự kế thừa vẻ đẹp truyền thống và hơn nữa còn đan xen với những nét đẹp đơn giản, thanh lịch của hiện đại tạo nên một phong cách mới với quan điểm mỹ thuật, thể hiện được tinh hoa, bản sắc và bề dày lịch sử.

Những năm đầu, khi các kiến trúc sư mang các thiết kế từ Pháp sang đã gặp nhiều bất cập như không phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều cũng như tập quán sinh hoạt ở Việt Nam. Một số kiến trúc sư Pháp đã “nhiệt đới hóa” các thiết kế để phù hợp đặc trưng khí hậu cũng như tập quán sinh hoạt của người dân Việt Nam.

2. Đặc điểm trong phong cách Đông Dương (Indochine)

2.1. Màu sắc chủ đạo

Màu sắc trung tính được sử dụng phổ biến cho toàn bộ nội thất của phong cách thiết kế Đông Dương, bao gồm các màu: vàng nhạt, vàng kem, trắng,nâu, đen – dựa trên màu sắc của các kiến trúc cung đình, đền, chùa trước đây tạo nên cảm giác thoải mái, thân thuộc phù hợp với thẩm mĩ cũng như khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.

Ngày nay, màu sắc được sử dụng cho những bức tường indochine được kết rất đa dạng. Vừa phảng phất nét hiện đại, tinh tế vừa giữ được những chi tiết thuần Đông Dương. Tuy nhiên, cần điều tiết tỷ lệ hợp lý tránh làm mất đi sự hài hòa của tổng thể.

Đặc biệt, những màu sắc mang hơi hướng thiên nhiên như xanh dương, xanh ngọc hay xanh lá cây cũng là điểm nhấn thú vị cho ngôi nhà.

2.2 Chất liệu sử dụng

Bên cạnh yếu tố màu sắc thì chất liệu sử dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính hoàn mỹ của tổng thể. Không sử dụng các chất liệu hiện đại như nhôm, kim loại, kính,… phong cách Đông Dương lại đem đến một không gian gần gũi với những chất liệu đến từ thiên nhiên và thuần chất phương Đông.

XEM THÊM:  Căn hộ có nội thất mang màu sắc nam tính

Chất liệu gỗ

Là vật liệu quen thuộc trong thiết kế nhà ở, có tính mộc mạc, tự nhiên. Với vẻ đẹp đến từ những đường vân gỗ mềm mại cùng độ bền, tuổi thọ cao gỗ tự nhiên chính là lựa chọn hàng đầu cho những ngôi nhà thiết kế theo phong cách Indochine. Mỗi loại gỗ tự nhiên sẽ có màu sắc, đường vân, hương thơm, tuổi thọ, độ bóng khác nhau.

Tùy theo sở thích, gu thẩm mỹ cũng như tạo sự đồng nhất với tổng thể gia chủ có thể linh hoạt chọn lựa loại gỗ phù hợp. Một số loại gỗ thông dụng mà bạn có thể cân nhắc như gỗ hương, gỗ óc chó,…

Trong phong cách thiết kế Đông Dương, gỗ sẽ được sơn thêm một lớp sơn màu đen, nhằm tạo ra sức hút hoài cổ khi kết hợp với đồ vật trang trí như giỏ mây, ghế mây. Các chất liệu gỗ được tận dụng để ốp sàn nhà, trần nhà, hay trong các đồ dùng nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, cửa,…

Chất liệu tre

Do có khả năng chống mối mọt tốt, hợp với khí hậu cùng với độ bền chắc cao nên tre được sử dụng nhiều trong phong cách thiết kế Đông Dương để làm đồ trang trí, trang thiết bị, những tấm vách ngăn,…nhằm tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, mềm mại.

Chất liệu gạch

Chúng ta thường bắt gặp những viên gạch bông kích thước nhỏ với hoa văn đa dạng được dùng lát sàn nhà phong cách Đông Dương. Không phải ngẫu nhiên gạch bông được chọn lựa mà đây chính là nét đặc trưng riêng biệt của phong cách này. Khi sử dụng gạch bông lót sàn gia chủ có thể linh hoạt bố trí theo mảng khối nhằm tạo điểm nhấn cho từng khu vực.

Ngoài chất liệu gạch bông cũng có thể sử dụng gạch đất nung để không gian thêm phần hoài cổ.

2.3 Hoa văn họa tiết

Vẻ đẹp giao thoa của hai nền văn hoá phương Tây và phương Đông thông qua các hoa văn trang trí từ thời Đông Sơn trong phong cách kiến trúc này. Hoạ tiết tứ linh, hoạ tiết kỷ hà, hoạ tiết mắc lưới, hoa sen, hoa lá cây,… được ứng dụng rộng rãi và trở thành điểm đặc trưng không thể thiếu trong phong cách thiết kế nội thất Đông Dương.

Họa tiết hình chữ nhật

Phần lớn những hoa văn họa tiết phong cách Indochine đều bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa. Họa tiết hình chữ nhật đúc kết từ các Hán tự: chữ Phúc, chữ Lộc, chữ Thọ, chữ Hỷ. Tất cả các chữ này đều ngụ ý mang đến điều may mắn, như ý đến người sở hữu. Các họa tiết được cách điệu đơn giản đan xen đường nét gọn gàng, tinh tế và liền nét.

Họa tiết kỷ hà

XEM THÊM:  35 Hình ảnh sửa nhà chung cư trước và sau từ cũ tới tuyệt đẹp

Họa tiết kỷ hà được chia ra thành ba nhóm: họa tiết mắc lưới, họa tiết vòng tròn và họa tiết hồi văn.

Họa tiết mắc lưới có mắc lưới lục giác gọi là kim quy, nó giống vảy của con rùa vàng, mắc lưới không đều tựa như các hình đào cách điệu và mắc lưới tam giác hao hao chữ nhân (tiếng hán: 人). Những họa tiết có khi đứng một mình có khi đan xen, xếp chồng thành hình thoi nhỏ, hình sao,… Họa tiết vòng tròn là họa tiết đồng tiền vàng (đồng xu). Họa tiết hoa thị cách điệu từ họa tiết hình tròn.



Một loại họa tiết kỷ hà quan trọng trong phong cách Indochine là họa tiết hồi văn. Họa tiết gợi dáng nét chữ á (亞), chữ thập (卐) , chữ vạn (萬), chữ công (工). Một loại hồi văn không có tên riêng nhưng được sử dựng nhiều để thiết kế nội thất ở góc, đầu hồi, sống mái nhà, quai bình, chân bàn,…

Kiểu họa tiết này thường được dùng làm vách ngăn trang trí vì tạo được độ thông thoáng và mang một vẻ đẹp hài hòa nhưng vô cùng thu hút.

Họa tiết tĩnh vật

Bao gồm trái châu và bát bửu. Trái châu sẽ gắn liền với hình ảnh hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái chùa chiền hoặc đền thờ. Còn bộ bát bửu thường thấy gồm có quyển sách, đàn, quạt, cây thương, bầu rượu, bông sen, thanh gươm, giỏ hoa.

Họa tiết hình thú

Nhắc đến họa tiết hình thú thì không thể không nhắc đến “Tứ Linh” – Long Lân Quy Phụng trong văn hóa truyền thống của người Châu Á, đây là những thần thú biểu trưng đậm sắc tín ngưỡng về tôn giáo và văn hóa. Bên cạnh đó còn những loài vật khác cũng được tin tưởng mang ý nghĩa tốt lành khác như hổ, ngựa, cò, cá chép….

Họa tiết này sẽ dùng những con vật mang lại sự may mắn theo quan niệm của người Việt, thông thường những họa tiết này không đứng một mình mà kết hợp với các họa tiết kỷ hà, hình chữ, hồi văn.

Họa tiết hoa lá

phong-cach-dong-duong

Giới thực vật cách điệu hóa hay dùng như các họa tiết hoa lá, dây leo, quả đơn giản được sử dụng chạy viền khổ. Một số kiểu họa tiết phong cách Indochine quen thuộc như liên đằng (dàn dây lá hoa sen), lan đằng (dàn dây lá hoa lan). Ngoài ra, còn nhiều mẫu họa tiết hoa lá biểu tượng Tứ Qúy là cây tùng, hoa cúc, cây trúc, hoa sen, cây mai,……

2.4 Phù điêu, tượng tròn

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam rất đa dạng và phong phú vậy nên việc trưng bày hoặc trang trí đồ vật trong nhà có đôi lúc cũng phải mang một ý nghĩa nhất định về mặt tinh thần hoặc tôn nghiêm.

Trong phong cách thiết kế Đông Dương, các bức phù điêu chạm nổi và tượng tròn thường được sử dụng tinh tế để làm vật trang trí. Các biểu tượng thường được sử dụng như:

  • Tượng Phật: Phật giáo là tôn giáo được đông đảo người Việt Nam thờ cúng, vậy nên việc trang trí tượng Phật trong nhà để mong cầu sự bình yên và an lành cho gia chủ.
  • Hoa sen: Tuy không được chính thức công nhận là quốc hoa của Việt Nam tuy nhiên vẫn không thay đổi được ý nghĩa tốt lành của loài hoa này trong văn hóa người Việt. Hoa sen là biểu tượng của sự tinh khiết, trong sạch và thanh tịnh.
  • Tứ linh: Mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng những con vật mang lại nhiều may mắn, biểu tượng của sự cao sang, quyền quý cho gia chủ.
  • Bồ đề: Cây bồ đề đại diện cho sự đại giác và gắn liền với hình ảnh của Phật Giáo.
XEM THÊM:  Tận dụng không gian tối ưu trong phòng ngủ của trẻ

2.5 Đồ nội thất trang trí

Đồ nội thất trong phong cách Đông Dương đảm bảo tính mộc mạc tái hiện nét truyền thống do đó nội thất gỗ tự nhiên hay đan lát từ mây, tre, nứa luôn được ưu tiên sử dụng.

Các nội thất như sập gụ, phản, bình phong, quạt trần,… là vật tượng trưng cho sự tác động của sắc thái và văn hóa bản địa lên phong cách sống của người Pháp.

3. Thiết kế nội thất phong cách Indochine

Nhà ở theo phong cách Indochine không còn xa lạ với thị hiếu người Việt. Tuy nhiên, phong cách Indochine không chỉ xuất hiện ở những kiến trúc xưa lộng lẫy hay công trình thương mại như nhà hàng, khách sạn. Ngày nay các nhà thiết kế tài hoa đã biến tấu để đưa phong cách này vào nhà ở, hay cả những căn hộ vốn có diện tích khiêm tốn.

Phòng khách

Phòng bếp



phong-cach-dong-duong

Phòng ăn

Phòng ngủ

Bài viết Phong cách Đông Dương (Indochine Style) – sự hòa quyện văn hóa Đông Tây được Bếp SCO tổng hợp – Nguồn: Cẩm nang thiết kế NHÀ ĐẸP Design VN

Hàng nghìn bài viết về CẨM NANG THIẾT KẾ NHÀ BẾP được Nhà bếp SCO chia sẻ, tổng hợp, mang đến nhiều giá trị tốt cho cộng đồng. Đại lý nhà bếp SCO cung cấp nhiều thông tin hữu ích về cẩm nang sử dụng nhà bếp, hướng dẫn sử dụng nhà bếp, kinh nghiệm chọn sản phẩm nhà bếp, đánh giá sản phẩm nhà bếp…Bạn có thể tham khảo các bài viết từ Nhà bếp SCO cho các chuyên mục:

Cẩm nang nhà bếp | Cẩm nang nấu ăn | Cẩm nang thiết kế nhà bếp | Tin tức nhà bếp | Cẩm nang mua sắm | Cẩm nang làm đẹp