Rất nhiều gia đình có thói quen bỏ chảo còn nóng vào trong nước ngay sau khi nấu ăn xong. Có thể họ muốn khu vực bếp sau khi nấu được gọn gàng, có thể chảo của họ khá thảm hại và cần được ngâm trước khi rửa chính thức… Tuy nhiên, những âm thành “xèo xèo” là một dấu hiệu cho thấy những điều không tốt chút nào cho chảo của bạn. Rửa chảo nóng bằng nước lạnh có thể gây ra sốc nhiệt nghiệm trọng và để lại hậu quả kể cả với chảo đắt tiền. Nếu bạn cũng là một người có thói quen như vậy, thì xin dừng lại ngay. Dưới đây là lý do.

Vì sao không nên rửa chảo nóng bằng nước lạnh aligncenter
Rửa chảo nóng bằng nước lạnh ngày sau khi nấu là một sai lầm nghiêm trọng

Sốc nhiệt là gì?

Về cơ bản, kim loại nở ra khi nó nóng lên. Hầu hết các loại nồi và chảo hiện nay đều được cấu tạo từ nhiều lớp như thép không gỉ và nhôm,… Chúng có thể có thêm một lớp tráng men hoặc phủ chống dính. Mỗi vật liệu này giãn nở và co lại ở các nhiệt độ khác nhau, mà bạn khó có thể nhận thấy sự thay đổi khi chúng diễn ra từ từ. Ví dụ, khi bạn làm nóng chảo trên bếp dần dần từ mức nhiệt nhỏ hoặc để chảo nguội xuống nhiệt độ phòng một cách tự nhiên, các lớp kim loại này sẽ nở ra đều với nhau và ít khi bị o ép.

Vấn đề chỉ nảy sinh khi bạn thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như đặt chảo đang nóng vào trong chậu nước lạnh. Lớp kim loại bên ngoài nguội quá nhanh trong khi lớp bên trong vẫn chưa kịp hạ nhiệt. Chảo bắt đầu tự chống lại. Chênh lệch nhiệt độ càng lớn thì chấn động càng mạnh. Ngay cả một lượng nhỏ nước lạnh dưới đáy bồn rửa cũng có thể khiến chảo bị cong vênh, lồi lõm, nứt vỡ.

Chảo bị cong vênh, lồi lõm sẽ là một vấn đề lớn vì thức ăn đun nấu bởi chúng sẽ không chín đều. Chúng sẽ khiến dầu mỡ tràn sang rìa xung quanh chảo. Ngay cả khi chảo của bạn không bị cong vênh, thì các lớp phủ mỏng manh như chống dính hoặc men gốm có thể bị nứt, sứt mẻ, bong tróc và xâm nhập vào thức ăn của bạn.

Vì sao không nên rửa chảo nóng bằng nước lạnh
Chảo có thể bị cong vênh, nứt xước lớp phủ chống dính khi bị sốc nhiệt

Cách làm nguội chảo nóng đúng cách.

Cách tốt nhất để phòng tránh các hư hại này là để chảo nguội tự nhiên trên bếp. nếu bạn cần không gian để tiếp tục đun nấu, hãy nhấc chảo bỏ sang mặt phẳng khác cách nhiệt, ví dụ như đặt chúng xuống bàn bếp bằng đá mà hầu hết các gia đình ngày nay đang sử dụng. Lưu ý là nên tránh các vũng nước.

Bạn nên đặc biệt cẩn thận khi dùng các loại chảo chống dính mỏng và dụng cụ nấu nướng bằng thủy tinh hoặc gốm sứ. Vì đây là những chất liệu dễ bị sốc nhiệt nhất. Có thể bạn sẽ gặp may nếu sử dụng những loại chảo đồng chất, dày hơn, kết cấu tốt hơn. Nhưng đều đó cũng không có nghĩa là bạn được phép đặt những loại dụng cụ nồi chảo bằng gang hay thép không gỉ đáy 3-5 lớp thẳng vào chậu nước lạnh. Sau khi để chúng nguội dần trong một thời gian ngắn, bạn có thể đẩy nhanh quá trình làm mát để vệ sinh ngay bằng cách đổ vào một lượng nhỏ nước ấm.

Vì sao không nên rửa chảo nóng bằng nước lạnh
Chảo càng dày, nặng thì khả năng bị cong vênh do sốc nhiệt sẽ ít hơn

Nếu bạn vô tình làm cong chảo của mình, hãy chấp nhận hoặc nghĩ tới việc mua một chiếc chảo mới. Kinh nghiệm là hãy lựa chọn những loại nồi chảo chất lượng cao. Chúng có thể dày và nặng và đắt tiền, nhưng chúng có khả năng chống chọi tốt hơn với môi trường, thích nghi cao hơn với phong cách sử dụng của người Việt và ít bị sốc nhiệt nặng.

Một số đại diện cho nồi chảo chất lượng cao đang được người tiêu dùng yêu thích và quan tâm nhất bày bán tại Nhà bếp SCO như Fissler, Zwilling, Elo, Staub, Lodge… Quý khách hàng quan tâm đến các sản phẩm đồ gia dụng nhập khẩu chính hãng, mời liên hệ trực tiếp với Nhà bếp SCO để được tư vấn tận tình, hướng dẫn chi tiết cách sử dụng, chăm sóc nồi chảo và nhận giá tốt.

– Nhà bếp SCO , Giá tốt – Hàng chuẩn.

Thảo Hương
icon